Thế giới truyện tranh luôn tồn tại những đặc điểm, quy tắc riêng của mình, khác biệt hẳn so với thế giới thực tế và được gọi chung bằng một cái tên "Logic truyện tranh". Chính những điều khác biệt và đôi khi là bất hợp lý này của truyện tranh đã làm nên sức hấp dẫn của loại hình giải trí này và biến nó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu cho mọi người. Chúng ta hãy cùng điểm qua một vài điều bất hợp lí thú vị mà hầu như ai cũng có thể nhận ra trong các bộ truyện tranh điển hình.
1, Tóc của các nhân vật luôn đặc biệt
Có lẽ trong các dòng truyện tranh trên thế giới, Manga là nơi quy tụ của những kiểu tóc "dị" nhất trên thế giới. Kể từ khi bộ truyện tranh Dragon Balls du nhập vào Việt Nam cho đến nay, có lẽ từng có khá nhiều người thắc mắc rằng vì sao mà tóc của các nhân vật manga thường dựng đứng như chôm chôm mà hầu như chẳng bao giờ dài ra hay ngắn đi lấy một phân nào? Nếu như Dragon Ball lý giải điều này rằng tại người Saiyan "trời sinh ra thế" thì hầu hết các bộ manga sau này lại chẳng giải thích gì mà nghiễm nhiên cho tóc của các nhân vật trở nên dựng đứng và không bao giờ suy chuyển.
Những mái tóc không bao giờ thay đổi.
Đơn cử như anh chàng Ichigo, nhân vật chính trong bộ truyện tranh Bleach của chúng ta vẫn luôn giữ được mái tóc đặc trưng của mình dù chiến đấu bao lâu đi chăng nữa. Điểm đặc biệt này không làm cho các bộ truyện tranh của chúng ta trở nên nhàm chán mà ngược lại khiến cho thế giới trong truyện tranh có đôi chút khác biệt và trở nên thú vị hơn rất nhiều.
Truyện tranh tiêu biểu: Bleach
2, Cụm từ "chắc chắn chết" thường rất ít khi đúng
Nhân vật "chắc chắn" chết thường ít khi chết.
Nếu theo dõi nhiều bộ truyện tranh Shounen thì có lẽ bạn sẽ nhận ra rằng hầu hết những đòn thế, chiêu thức của các nhân vật tuyên bố là chắc chắn sẽ tiêu diệt được ai đó thì thường họ sẽ vẫn sống nhăn, còn những kế hoạch được tuyên bố là chắc chắn sẽ thành công thì thường sẽ thất bại. Ví dụ đơn giản nhất chính là trong truyện tranh Naruto với đoạn khi mà thầy Gai sử dụng Bát Môn Độn Giáp đến cực hạn và gần như sắp chết thì bỗng Naruto hiện ra, duy trì được sức sống cho Gai dù cho anh chàng chưa bao giờ học thuật chữa trị gì cả.
Kế hoạch "chắc chắn" thành công thường thất bại.
Hay như những kế hoạch, những âm mưu, kế hoạch của các nhân vật phản diện trong Naruto thường được tuyên bố rất chắc chắn ngay từ đầu là sẽ thành công, sẽ hạ gục người nọ, người kia nhưng kết quả thường là thất bại. Có thể nói rằng đây không phải là sơ sót mà chỉ là thủ thuật của tác giả để tăng độ kịch tính của câu chuyện, tạo ra khó khăn và thử thách cho các nhân vật chính, từ đó dần định hình nên một cái kết đẹp cho câu chuyện với phần thắng luôn nghiêng về phe thiện.
Truyện tranh tiêu biểu: Naruto
Nếu Ma-Bư xuất hiện ở đầu truyện sẽ ra sao?
Trong các bộ truyện tranh Shounen hành động, các tác giả thường xây dựng cho nhân vật chính của mình một lộ trình nâng cấp sức mạnh rõ ràng, ban đầu họ sẽ rất yếu nhưng sau đó đụng độ các đối thủ mạnh dần, khả năng của họ cũng sẽ nhờ thế mà được nâng cao. Ví dụ rõ ràng nhất cho cách xây dựng nhân vật này chính là bộ truyện tranh huyền thoại Dragon Balls, bạn sẽ thấy rằng anh chàng nhân vật chính Songoku của chúng ta ban đầu rất yếu, nhưng càng về sau anh chàng gặp mạnh càng mạnh để rồi dần dần đạt được sức mạnh gần như là "vô đối".
Hay Phi-de tấn công Trái Đất từ sớn thì sẽ thế nào?
Thế nhưng cách xây dựng nhân vật này đôi khi khiến các fan hâm mộ thắc mắc và đặt ra những câu hỏi khó như nếu Ma-bư xuất hiện từ lúc Songoku còn bé thì Trái Đất sẽ ra sao? Hay nếu Phi-de lựa chọn Trái Đất để tấn công khi anh chàng Songoku còn đang mải mê chiến đấu với Pocolo thì ai sẽ đứng ra đánh hắn? Tất nhiên, đây chỉ là những câu hỏi vui bởi nếu câu chuyện đi theo hướng của những câu "hỏi xoáy đáp xoay" kiểu này thì có lẽ Dragon Balls đã kết thúc ngay từ tập 1 và nó cũng sẽ chẳng bao giờ trở thành huyền thoại truyện tranh trên thế giới cả.
Truyện tranh tiêu biểu: Dragon Balls
>> Cách chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật
4, Nhân vật phản diện mà "quay về phe thiện" thì hầu như đều sẽ yếu.
Bác Cá Sấu không còn thể hiện nhiều sức mạnh khi phục thiện.
Có lẽ trong các bộ truyện tranh Shounen nổi tiếng thì Dragon Quest (Đai Dũng Sĩ) sẽ là một ví dụ điển hình nhất dành cho fun-fact này. Đơn cử như Bác Cá Sấu của chúng ta ban đầu được miêu tả là rất mạnh và cũng có chút "máu mặt" trong đội quân của Ma Vương nhưng sau đó về phe của Đai thì bác ta cũng chỉ chiến đấu ở mức bình thường. Hay ví dụ khác là anh chàng Tốt Đen từng gây khó dễ cho nhóm của Đai khá nhiều trước đây nhưng khi về phe thiện dường như không còn "bá đạo" như trước.
Anh chàng Tốt Đen cũng không thể hiện quá "bá đạo" như lúc trước.
Lý giải cho vấn đề này, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các nhân vật phản diện kể trên sau khi về phe thiện đều phải cùng nhóm của Đai đối đầu với những kẻ thù còn mạnh hơn nữa, từ đó tạo ra khoảng cách về thực lực khiến cho độc giả cảm thấy rằng họ yếu đi chứ thực ra sức mạnh của họ vẫn thế. Thế nhưng cách giải thích này lại đưa chúng ta trở về với câu hỏi tại vấn đề thứ 3 nêu ở trên là tại sao các nhân vật phản diện lại cứ phải xuất hiện theo hướng mạnh dần...
1, Tóc của các nhân vật luôn đặc biệt
Những mái tóc không bao giờ thay đổi.
Truyện tranh tiêu biểu: Bleach
2, Cụm từ "chắc chắn chết" thường rất ít khi đúng
Nhân vật "chắc chắn" chết thường ít khi chết.
Kế hoạch "chắc chắn" thành công thường thất bại.
Truyện tranh tiêu biểu: Naruto
>> Tên tiếng Nhật ý nghĩa
3, Sức mạnh của nhân vật phản diện luôn chỉ tăng theo sức mạnh của nhân vật chínhNếu Ma-Bư xuất hiện ở đầu truyện sẽ ra sao?
Hay Phi-de tấn công Trái Đất từ sớn thì sẽ thế nào?
Truyện tranh tiêu biểu: Dragon Balls
>> Cách chuyển tên tiếng Việt sang tiếng Nhật
4, Nhân vật phản diện mà "quay về phe thiện" thì hầu như đều sẽ yếu.
Bác Cá Sấu không còn thể hiện nhiều sức mạnh khi phục thiện.
Anh chàng Tốt Đen cũng không thể hiện quá "bá đạo" như lúc trước.
Những điểm bất hợp lí chỉ có ở truyện tranh