Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014


Bộ truyện tranh Sailor Moon từng gắn bó với tuổi thơ nhiều thế hệ độc gia Việt Nam đã và đang chuẩn bị được ra mắt độc giả nước nhà.
Đối với người yêu truyện tranh và phim hoạt hình Việt Nam thì Sailor Moon – Thủy Thủ Mặt Trăng là một trong những tên tuổi từng gắn bó với tuổi thơ của nhiều thế hệ độc giả nước nhà.Tối qua (ngày 6/11) fanpage của Mangaholic, một trang mạng xã hội có uy tín lớn trong cộng đồng truyện tranh vừa tiết lộ Sailor moon của NXB Kim Đồng đã được mua tác quyền dưới dạng khổ Shinsouban 12 quyển.
Sailor Moon chuẩn bị xuất bản tại Việt Nam
Cách đây không lâu tin Sailor Moon được mua bản quyền bởi NXB Kim Đồng trên fanpage của Mangaholic đã gây bão trên khắp các trang mạng xã hội. Nhiều người đã tò mò về phiên bản Việt của Sailor Moon khi ra mắt vào năm sau bởi đây là một bộ truyện rất nổi tiếng tại Nhật với nhiều khổ sách tái bản khác nhau như: Tankobon (bản thường), Bunko (khổ sách bỏ túi), Shinsouban (bản rút gọn) và Deluxe (bản đặc biệt). Hiện nay Sailor Moon đang được tái bản ở Nhật với phiên bản Deluxe khổ lớn, in ấn sang trọng và giá khá đắt đỏ so với bản thường.
Sailor Moon chuẩn bị xuất bản tại Việt Nam
Ngoài ra nội dung của truyện cũng bị tác giả chỉnh sửa nhiều, thay đổi hình ảnh để phù hợp với thị hiếu của giới trẻ. Trong đó hình ảnh chiếc điện thoại cảm ứng, đĩa CD xuất hiện nhiều hơn, thay thế các thiết bị nhắn tin , thẻ điện thoại công cộng và đĩa từ của thập niên 90. Do đó việc mua bản quyền khổ Deluxe của Sailor Moon là điều không thể, chi phí quá lớn so với sức tiêu thụ của thị trường sách Việt Nam. Chưa kể công nghệ in ấn của nước ta có nhiều điểm khác biệt, chưa thể đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe từ đối tác.
Sailor Moon chuẩn bị xuất bản tại Việt Nam
Đến nay, mọi thắc mắc của các tín đồ truyện tranh đã được giải đáp khi fanpage của Mangaholic hé lộ thông tin về Sailor Moon xuất bản dưới dạng khổ Shinsouban. Đây cũng là một phiên bản khá đẹp ở Nhật, tặng kèm nhiều trang màu và số tập được rút gọn hơn so với bản Tankobon (18 tập). Hơn nữa kích thước của khổ Shinsouban y hệt như bản thường, dầy khoảng 250 trang mỗi cuốn và có bìa rời. Bên cạnh đó, nội dung chính của Shinouban vẫn giữ nguyên vẹn, không có sự chỉnh sử lớn như bản Deluxe.
Sailor Moon chuẩn bị xuất bản tại Việt Nam
Thông tin trên đã khiến nhiều fan cảm thấy vui mừng, hồi hộp chờ đợi sự trở lại ngoạn mục của Sailor Moon ở Việt Nam. Theo dự kiến truyện sẽ được NXB Kim Đồng xuất bản vào năm sau.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014


Mặc dù hình thức khá giống truyện tranh ở Mỹ, nhưng manga nắm một vị trí khá quan trọng trong văn hoá Nhật hơn là vai trò của truyện tranh trong văn hoá Mỹ.
Manga - Nghệ thuật truyện tranh Nhật Bản

Lịch sử Manga

Lịch sử manga bắt đầu từ rất sớm. Ở Nhật, người dân đã sớm có hứng thú với một loại nghệ thuật về tranh ảnh (sau này là manga) Manga thời kì này vẫn chỉ đơn giản là những dải truyện tranh ngắn. Tuy vậy, giá trị giải trí của nó là điều không ai có thể phủ nhận. Không những thế, manga còn giữ một vị trí quan trọng và đầy quan trọng xuyên suốt lịch sử mỹ thuật Nhật Bản.
Vào khoảng giữa thế kỷ thứ VI và VII, những vị thầy tu đã sử dụng những cuộn giấy da có khắc hình như một loại lịch cho việc theo dõi thời gian. Những cuộn giấy này bao gồm những ký hiệu biểu tượng đại diện cho thời gian, và thường được trang trí bằng hình ảnh động vật như cáo, gấu trúc,… với những cử động y như người (được gọi là giga, hay chính xác hơn là choju-jinbutsu-giga tranh vui về thú vật và con người). Đây có thể được coi là tiền đề của Manga.
Đến cuối thế kỉ XVIII thì thuật ngữ “manga” mới thật sự được dùng để chỉ loại hình nghệ thuật này với sự xuất hiện của các tác phẩm đầu tiên như “Mankaku zuihitsu” của Suzuki Kankei, tập tranh “Shijino Yukikai” của Santo Kyoden. Đến đầu thế kỉ XIX, có “Manga hyakujo” của Aikawa Minwa cùng tuyển tập tranh Houkusai (manga được tổng hợp và phân loại từ những tác phẩm của nghệ sĩ tranh gỗ màu nổi tiếng Houkusai).
Thuật ngữ Manga được hoàn thiện bởi nghệ nhân Hokusai (đây không phải là tên thật), một họa sĩ sống với triết lý hội họa hoàn toàn khác so với nền nghệ thuật này lúc bấy giờ. Với tính cách đôi phần nổi loạn, Hokusai được biết đến với việc sẵn sàng cãi lại thầy giáo của mình, liên tục thách thức những phương pháp làm việc của họ. Về sau, ông tự tạo ra khoảng 30.000 tác phẩm, một vài trong số đó tập trung thành những tuyển tập hoặc sách đem đi xuất bản.
Theo Hokusai, “manga” không phải là nghệ thuật vẽ nhân vật trong một câu chuyện nào đó, hay là chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết một để có thể tạo ra những bức họa có tính giải trí và đầy ý nghĩa. Thay vào đó, thuật ngữ “manga” (mà theo nghĩa đen có thể dịch là “bức tranh kỳ quái”) được Hokusai dùng để chỉ phương pháp vẽ một bức tranh dựa theo nét bút đưa hoặc vẽ vài vật chất lướt ngang trang hoàn toàn theo ngẫu hứng (điều này giải thích chữ “kỳ quái”). Tuy chúng hầu hết đều trở thành những bức tranh phong cảnh, người dân Nhật lại nhận ra, ẩn trong những nét vẽ thiên nhiên thoải mái nhưng rất chi tiết ấy, một cái gì đó khác hẳn với những bức họa trước đó, khi mà những người họa sĩ phải nhận thức được họ muốn vẽ gì trước khi đặt bút xuống. Lối tiếp cận vấn đề một cách tự nhiên của Hokusai, mặc dù có thể chính ông cũng không nhận ra điều đó, đã trở thành nền tảng cơ bản cho sự đa dạng của các mangaka hiện nay: họ không gắn mãi với một công thức nào mà luôn hướng theo những loại hình nhân vật, những cốt truyện khác nhau. Tuy nhiên, cho dù Hokusai đã tạo ra một bước đột phá mới bằng phong cách vẽ tranh này (một trong những phong cách ông sử dụng), những cuốn truyện “manga” thực sự đầu tiên vẫn chưa xuất hiện cho đến tận đầu thế kỷ XX.
Bước vào thế kỷ XX, cánh cửa ngoại giao Nhật Bản một lần nữa mở ra thế giới. Một trong số đó, những “dải truyện tranh ngắn”cũng được du nhập, trở thành chất xúc tác làm nên manga, một bộ phận thống trị của thị trường xuất bản Nhật hiện nay. Manga thời kỳ này được gọi là Ponchi-e. Nhật bắt đầu cho xuất bản những tờ tạp chí với nội dung biếm họa với độ dày từ 1-4 trang, đồng thời thuê những họa sĩ nước ngoài để dạy cho học sinh của họ về đường nét, màu sắc, dáng điệu.
Trong thời gian chiến tranh, truyện tranh Nhật và tranh biếm họa được sáng tác nhằm phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Chúng có tính hài hước, tính giải trí, cũng như những truyện phương Tây, nhưng đồng thời chúng cũng được sử dụng với mục đích tuyện truyền hoặc châm biếm nhằm phục vụ lợi ích quốc gia, cổ vũ tinh thần binh lính. Tuy nhiên, dưới thất bại nặng nề dưới tay quân Đồng Minh vào cuối chiến tranh thế giới lần II, rất nhiều truyện tranh Nhật phải chịu sự kiểm duyệt nặng nề của phe chiến thắng, và sự phát triển của cái sẽ trở thành “manga” Nhật Bản dường như bị hoãn lại vô thời hạn.
May mắn thay, sau khi chiến tranh kết thúc, đã có một người đứng lên vực dậy nền nghệ thuật manga, đem đến cho nền văn hóa Nhật và đến thế giới, một thể loại manga hoàn toàn mới. Con người đó, Osamu Tezuka (với việc áp dụng phong cách vẽ của hoạt hình Disney và kỹ thuật điện ảnh của Đức và Pháp) đã góp phần định hình nên kiểu mẫu manga thực sự đầu tiên, và bắt đầu một nền công nghiệp mà đến giờ vẫn giữ vị trí chiến lược trong nền văn hóa Nhật Bản hiện đại.

Các thể loại chính

Manga gồm các thể loại chính:
- Shōnen: Dành cho con trai và thanh niên
- Shoujo: dành cho con gái
- Kodomo: dành cho trẻ em
- Seinen: dành cho người lớn, thanh niên
- Josei hoặc Redikomi: dành cho người lớn (chủ yếu là phụ nữ)
- Seijin: tương tự Redikomi nhưng dành cho nam giới
- Yaoi: truyện tranh đồng tính nam có nói về quan hệ thể xác
- Shonen-ai: truyện tranh đồng tính nam không nói về quan hệ thể xác mà chỉ có những cảm xúc/ tình cảm
- Yuri: truyện tranh đồng tính nữ có nói về quan hệ thể xác
- Shoujo-ai: truyện tranh đồng tính nữ không nói về quan hệ thể xác mà chỉ có những cảm xúc/ tình cảm
- Doujinshi: truyện tranh được fan chế tác lại dựa theo nguyên tác (original)
- Gekiga: tiểu thuyết bằng hình (graphic novel)
- Horror: thể loạt kinh dị chết chóc
- Martial arts:thể loại võ thuật chiến đấu
- School life:truyện tranh về việc xảy ra xung quanh trường học
- Comedy: truyện hài
- Ecchi: thường có những cảnh hở hang để gây cười, dụ khán giả, nhưng không có cảnh sex
- Hentai: truyện nói về quan hệ thể xác giữa những người khác giới ( 18+)
- Fantasy: thể loại giả tưởng
- Adventure: thể loại mạo hiểm

Manga trên toàn thế giới

Những tác giả như Rumiko Takahashi, đã góp phần truyền bá Manga trên toàn thế giới, thu hút được lượng người hâm mộ đông đảo.
Manga được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau như Trung Quốc, tiếng Pháp, tiếng Ý … Ở Mỹ, manga chỉ là một ngành công nghiệp nhỏ, đặc biệt là khi nó được so sánh với sự du nhập của phim hoạt hình Nhật đã làm ở Mỹ. Manga có số lượng phát hành đứng đầu ở Mỹ là Viz, của nhà xuất bản Shogakukan và nhiều tác phẩm khác nữa của Rumiko Takahashi.
Vì người Nhật đọc từ phảI sang trái, manga được vẽ và xuất bản theo cách này ở Nhật. Tuy nhiên khi được dịch sang các thứ tiếng khác, hình ảnh và canh lề được lật ngược lại, vì thế có thể đọc từ trái sang phải. Tuy nhiên, nhiều tác giả không chấp nhận tác phẩm bị sửa đổi theo cách trên và đề nghị vẫn giữ nguyên hình thức đọc từ phải sáng trái trong phiên bản nước ngoài. Chẳng bao lâu, vì nhu cầu của fan và vì quyền lợi của tác giả, nhiều nhà xuất bản bắt đầu đề nghị sự chọn lựa hình thức in từ phải qua trái, bây giờ cách in này đã trở nên phổ biến ở Bắc Mỹ. Hình thức in từ trái qua phải dần dần được loại bỏ. Ở Việt Nam, nhà xuất bản Kim Đồng đã từng thử nghiệm với manga “Ninja loạn thị”nhưng không được hưởng ứng. Đến năm 2008, TVM Comics – một công ty chuyên mua bản quyền và xuất bản manga lại một lần nữa giới thiệu tới bạn đọc trong nước manga với hình thức in từ phải qua trái với bộ manga Yotsuba!& – Cỏ 4 lá. Khác với lần thử nghiệm thất bại lần trước của nhà xuất bản Kim Đồng, hình thức in này lần này lại được đón nhận sau vài tranh cãi về ảnh hưởng của nó tới đọc giả Việt Nam. Kéo theo việc nhà xuất bản Trẻ và Kim Đồng cùng áp dụng cách in này cho manga.
Hiện nay, giới trẻ Châu Âu đang nổi lên phong trào đọc manga và có xu hướng lấn át comic truyền thống. Thật khá ngạc nhiên đối với đọc giả phương Tây khi các họa sĩ manga không biết rằng, các nhân vật và câu chuyện của họ đã ăn sâu vào người đọc. Các họa sĩ nước ngoài cũng có xu hướng bắt chước phong cách manga.

Doanh thu

Với con số 2,26 tỉ ấn bản mỗi năm (trung bình 17 quyển/người), chiếm trung bình 40% tổng số ấn bản sách báo, tạp chí, Manga đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho thị trường xuất bản ở Nhật Bản. Theo số liệu thống kê năm 2006 của The Research Institute for Publications, doanh thu từ ngành công nghiệp xuất bản Manga là 481 tỉ yên (Trung bình mỗi người Nhật bỏ ra 3.777 yên/năm – tương đương 30USD – để mua Manga).

Hình thức phân bố

Một manga có thể được thực hiện trong rất nhiều năm, vì vậy dẫn đến sự xuất hiện của các loại tạp chí chuyên đề manga, dùng để đăng các chương mới nhất của các tác phẩm. Các chương này sau đó được tập hợp lại và in thành cuốn gọi là tankobon. Tạp chí manga thường có nhiều kỳ, mỗi kỳ xuất bản từ 30 đến 40 trang. Những tạp chí manga hoặc những bộ tạp chí hợp tuyển này, khi đã nổi tiếng có thể xuất bản từ 200 đến 850 trang dài. Tạp chí manga cũng bao gồm những truyện ngắn và nhiều manga chỉ có 4 khung tranh (tương đương với cột tranh). Các seri manga có thể bán trong nhiều năm, nếu chúng thành công trong việc thu hút độc giả.
Những người đam mê Manga tại Nhật Bản thường đến Mandarake, khu vực tập trung nhiều cửa hàng bán đủ các loại truyện tranh và các sản phẩm Manga đầy trí tưởng tượng. Ngoài hàng ngàn tạp chí, ở đây còn bán cả búp bê, trang phục, đồ cổ.Tất cả đều mô phỏng theo các nhân vật truyện tranh được sáng tạo ở Nhật trong 50 năm qua.
Các hình thức phân bố manga phổ biến khác là qua chợ internet bằng hình thức scanlation. Trong hình thức này, các tay nghiệp dư scan manga khi còn là tiếng Nhật và sau đó tiến hành dịch chúng, cung cấp lượng lớn manga trên mạng miễn phí cho đến khi các manga này thuộc sự uỷ quyền của nhà phân phối nào đó. Nếu scan trái phép, sẽ bị phạt rất nặng.
Một số họa sĩ manga xuất bản thêm những phần phụ, thỉnh thoảng không ăn nhập gì với cốt truyện trước, người ta gọi đó là omake (phần thêm). Họ cũng có thể xuất bản tuyển tập các nét phác thảo của họ, gọi là oekaki.
Những fan hâm mộ sáng tác nên manga theo đường lối không chính thức gọi là doujinshi. Một vài doujinshi tiếp tục các câu truyện hoặc viết một câu chuyện mới trong đó sử dụng các nhân vật mà họ yêu thích hoặc hâm mộ do các mangaka xây dựng nên, hình thức này cũng tương tự như fan fiction. Cũng có doujinshi khác được sản xuất bởi các nhà xuất bản không chuyên ngoài thị trường.

Đánh giá

Mặc dù hình thức khá giống truyện tranh ở Mỹ, nhưng manga nắm một vị trí khá quan trọng trong văn hoá Nhật hơn là vai trò của truyện tranh trong văn hoá Mỹ. Manga được đánh giá cao cả về phương diện văn hoá lẫn nghệ thuật. Cũng tương ứng với truyện tranh Mỹ, manga cũng bị phê phán về tính bạo lực và sex; tuy nhiên, không có yêu cầu thẩm quyền hay luật lệ nào cố gắng giới hạn những gì được vẽ trong manga, ngoại trừ những khuôn khổ đạo đức mờ nhạt được áp đặt trên trang giấy, phát biểu rằng “những văn hoá phẩm thiếu đứng đắn ấy không nên được phổ biến”. Chính sự tự do này đã cho phép các họa sĩ manga mặc sức sáng tác cho đủ các nhóm tuổi với vô số các đề tài, thể loại.

Naruto chưa thực sự kết thúc


Theo hình ảnh rò rỉ trên mạng xã hội về trang cuối của tạp chí Shounen Jump thì rất có thể bộ truyện tranh Naruto của chúng ta chưa thực sự kết thúc hoàn toàn mà sẽ trở lại vào năm 2015 tới đây.
Như đã thông báo trước đây về việc xuất hiện một trang web đếm ngược về thời điểm ra mắt chương cuối cùng của bộ truyện tranh Naruto. Nhiều người cho rằng đây chỉ là trang đếm ngược đến thời điểm truyện kết thúc, nhưng chính tác giả Masashi Kishimoto lại cho biết thêm rằng khi kết thúc quá trình đếm ngược này, tác giả sẽ cho ra mắt thêm một dự án lớn của mình để tiếp nối sau Naruto.
Naruto chưa thực sự kết thúc
Đến nay, thông tin trên đã hoàn toàn trở thành hiện thực khi mà hình ảnh của cuốn tạp chí Shounen Jump có chứa chương cuối cùng của bộ truyện tranh Naruto bị rò rỉ trên mạng internet. Một số trang truyện màu gợi ý về cái kết happy ending của truyện với việc Naruto cùng gia đình mình đang sống khá vui vẻ. Đi kèm theo đó là một thông báo cuối truyện khiến nhiều fan hâm mộ xôn xao.
Naruto chưa thực sự kết thúc
Theo thông báo của trang cuối cùng này thì Naruto của chúng ta chưa hoàn toàn kết thúc mà trong năm 2015 tới đây, tác giả Masashi Kishimoto sẽ tung ra một mini-series khác. Rất có thể mini-series này vẫn lấy tên là Naruto, thông tin chi tiết sẽ được thông báo trên tạp chí Shounen Jump sau.
Naruto chưa thực sự kết thúc
Thông tin thứ hai được công bố đó là sẽ có một novel bên lề được Jump xuất bản với tên gọi Kakashi Chronicles (tạm dịch là Kakashi Truyền Kỳ). Tất nhiên, bộ novel này sẽ có nội dung kể về cuộc đời và những chuyến phiêu lưu của ông thầy Kakashi, một nhân vật rất được ưa thích trong Naruto.
Naruto chưa thực sự kết thúc
Như vậy, các fan hâm mộ của Naruto có thể tạm yên tâm đôi chút rằng bộ truyện tranh này chưa hoàn toàn kết thúc. Dù cho dự án truyện tranh mới này của Masashi Kishimoto chỉ là một mini-series và dường như không hoàn toàn nối tiếp theo Naruto nhưng đây vẫn sẽ là một món quà đầy ý nghĩa cho những ai yêu thích chú nhóc ninja.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014


Một thông tin mới đây đã cho biết rằng họa sĩ Hajime Isayama đang chuẩn bị kết hợp với hãng để cho ra mắt một bộ truyện tranh Crossover giữa Attack on Titan và các nhân vật Marvel.
Trong những năm vừa qua, tác phẩm Attack on Titan của họa sĩ Hajime Isayama đã đạt được rất nhiều thành tựu lớn tại Nhật Bản. Không những thế, truyện còn vươn xa hơn nữa và thể hiện tầm ảnh hưởng của mình tại thị trường truyện tranh quốc tế, điển hình là tại Mỹ và các quốc gia phương tây.
Marvel sẽ hợp tác làm truyện tranh Attack on Titan
Mới đây nhất, C.B. Cebulski đã đại diện cho hãng truyện tranh Marvel để thông báo một tin tức cực kì quan trọng, đó là họa sĩ Hajime Isayama và phía Marvel sẽ có một buổi gặp mặt để chuẩn bị ra mắt tác phẩm Crossover.
Marvel sẽ hợp tác làm truyện tranh Attack on Titan
Trên trang Twitter của mình, C.B. Cebulski còn chia sẻ thêm rằng, anh đang rất hào hứng trước ý tưởng đưa các nhân vật Marvel vào trong truyện tranh. Không những thế, C.B. Cebulski còn đăng tải thêm một status cùng hình ảnh đầu tiên của dự án Crossover giữa Attack on Titan và Marvel.
Marvel sẽ hợp tác làm truyện tranh Attack on Titan
Hiện tại, thông tin trên đang khiến các fan hâm mộ của Manga Attack on Titan cũng như cộng đồng yêu thích comic Marvel cực kì háo hức. Ai cũng chờ mong xem các họa sĩ sẽ làm thế nào để đưa được các siêu anh hùng Marvel vào manga hay đưa những người khổng lồ trong manga gia nhập vào thế giới siêu anh hùng?

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014


Theo thông báo của tạp chí Shounen Jump thì chương cuối cùng của truyện tranh Naruto sẽ dài gấp đôi chapter bình thường và được tô màu đầy đủ.
Naruto hiện đang được coi là bộ manga đáng chú ý nhất hiện nay do truyện đã và đang dần đi đến những chương cuối cùng. Dự kiến chương cuối của bộ truyện tranh này sẽ được phát hành trên tạp chí Shounen Jump vào ngày 10 tháng 11 tới đây.
Chapter cuối cùng của Naruto sẽ dài gấp đôi
Một thông tin mới đến từ phía tạp chí Shounen Jump đã khiến cho các fan hâm mộ của Naruto trở nên háo hức hơn bao giờ hết. Đó là chương cuối cùng của Naruto sẽ khác hẳn những gì mà chúng ta từng thấy trước đây, độ dài chương truyện sẽ dài hơn và các nét vẽ sẽ được thực hiện một cách cẩn thận và kĩ càng nhất.
Chapter cuối cùng của Naruto sẽ dài gấp đôi
Được biết, chapter cuối cùng của bộ manga Naruto này sẽ dài tới 44 trang và được tô màu toàn bộ. Đây sẽ là một món quà chia tay đầy ý nghĩa của tác giả Naruto tới độc giả, những người đã sát cánh cùng chú nhóc Ninja trong suốt 15 năm qua.
Chapter cuối cùng của Naruto sẽ dài gấp đôi
Nếu bạn chưa biết thì bộ truyện tranh Naruto của tác giả Kishimoto Masashi được bắt đầu ra mắt trên tạp chí Weekly Shounen Jump từ năm 1999. Cho đến nay, truyện đã chính thức xuất bản được tới tập 71 và nằm trong top 4 bộ truyện tranh ăn khách nhất mọi thời đại của tạp chí Shounen Jump danh tiếng.
__

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Mới đây, hơn 10,000 fan hâm mộ truyện tranh tại Nhật Bản đã bình chọn ra những nhân vật manga mà cái chết của họ gây ảnh hưởng lớn nhất tới người xem.
Việc tác giả truyện tranh “khai tử” một nhân vật nào đó sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của tác phẩm. Đôi khi, những cái chết của các nhân vật sẽ khiến cho fan hâm mộ phản ứng khá dữ dội và thậm chí là bỏ không theo dõi truyện đó nữa. Thế nhưng đôi khi, sự hi sinh như vậy lại là cần thiết để gây ấn tượng đối với người xem.
Những cái chết gây ảnh hưởng nhất trong truyện tranh Nhật Bản
Cuộc bình chọn này được tổ chức bởi trang thống kê Charapedia nhằm tìm ra những nhân vật manga – anime được yêu thích nhất nhưng nay đã không còn hiện diện.
Những cái chết gây ảnh hưởng nhất trong truyện tranh Nhật Bản
Không ngạc nhiên khi đứng đầu danh sách vẫn là Portgas D. Ace trong bộ truyện tranh One Piece, con trai của vua hải tặc Gol D. Roger và cũng đồng thời là một hải tặc lừng danh trong băng nhóm của tứ hoàng Râu Trắng. Cái chết của anh cùng Râu Trắng đã tạo nên một cơn hỗn loạn trên toàn thế giới và mở ra một cục diện mới cho các cuộc tranh đấu giữa hải tặc và hải quân sau này.
Chúng ta hãy cùng nhau điểm lại top 20 nhân vật trong danh sách bình chọn này.
1, Portgas D. Ace (One Piece) – 1325 phiếu
2, Lelouch Lamperouge (Code Geass: Lelouch of the Rebellion) 932 phiếu
3, Mami Tomoe (Madoka Magica) 831 phiếu
4, Raoh (Fist of the North Star) 687 phiếu
5, Whitebeard/Edward Newgate (One Piece) 347 phiếu
6, Caesar A. Zeppeli (JoJo’s Bizarre Adventure) 331 phiếu
7, Light Yagami (Death Note) 329 phiếu
8, Makoto Ito (School Days) 303 phiếu
9, Vegeta (Dragon Ball Z) 297 phiếu
10, Kamina (Gurren Lagann) 281 phiếu
11, Itachi Uchiha (Naruto) 275 phiếu
12, Neji Hyuga (Naruto) 267 phiếu
13, Lockon Stratos (Gundam 00) 217 phiếu
14, Jiraiya (Naruto) 209 phiếu
15, Goku (Dragon Ball Z) 208 phiếu
16, Maes Hughes (Fullmetal Alchemist) 206 phiếu
17, Itou Kamotarou (Gintama) 195 phiếu
18, Souji Okita (Hakuōki series) 181 phiếu
19, Kaworu Nagisa (Neon Genesis Evangelion) 171 phiếu
20, Nagisa Furukawa (CLANNAD) 169 phiếu
Một cuộc khảo sát của trang eBookJapan đã được tiến hành với hơn 1000 người tham gia. Kết quả là hầu hết nam độc giả đều thích hóa trang thành Songoku, còn các khán giả nữ lại thích hóa thân thành chú tuần lộc Chopper.

Top 5 nhân vật được độc giả nữ yêu thích nhất trong mùa Halloween.

5, Oscar François de Jarjayes (The Rose of Versailles)
Những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mùa Halloween
4, Mikasa Ackerman (Attack on Titan)
Những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mùa Halloween
3, Perona (One Piece)
Những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mùa Halloween
2, Lum (Urusei Yatsura)
Những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mùa Halloween
1, Tony Tony Chopper (One Piece)
Những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mùa Halloween

Top 5 nhân vật được nam độc giả yêu thích nhất trong mùa Halloween.

5, Monky D. Luffy (One Piece)
Những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mùa Halloween
4, Hozuki (Hozuki no Reitetsu)
Những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mùa Halloween
3, Majin Buu (Dragon Ball)
Những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mùa Halloween
2, Ryuk (Death Note)
Những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mùa Halloween
1, Son Goku (Dragon Ball)
Những nhân vật truyện tranh được yêu thích nhất mùa Halloween

__
Yêu Nhật Bản - Manga Anime

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

NXB TVM Comic cho biết bộ truyện tranh Attack on Titan đã được mua về và sẽ được xuất bản tại Việt Nam vào tháng 12 tới đây.
Đối với các fan hâm mộ truyện tranh hiện nay thì có lẽ Attack on Titan là bộ manga để lại nhiều dấu ấn nhất trong làng truyện tranh thế giới suốt năm vừa qua. Bởi lẽ hiếm có một manga nào có thể vươn lên mạnh mẽ, tăng số lượng xuất bản lên tới hàng chục lần để vượt lên và trở thành bộ truyện tranh thứ 2 Nhật Bản chỉ trong một hai năm ngắn ngủi như Attack on Titan.
Attack on Titan sẽ được xuất bản tại Việt Nam tháng 12 tới
Câu chuyện của Attack on Titan được diễn ra tại một thế giới giả tưởng, nơi mà cuộc sống của con người đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện của một giống loài khổng lồ bí ẩn. Những gã khổng lồ này liên tục tấn công và khiến con người phải rút lui về phòng thủ đằng sau những bức tường kiên cố. Thế nhưng đến một ngày, những bức tường này cũng không thể bảo vệ được con người khi mà một gã khổng lồ đột biến cao lớn hơn hẳn bức tường thành xuất hiện…
Attack on Titan sẽ được xuất bản tại Việt Nam tháng 12 tới
Mới đây, các fan hâm mộ tại Việt Nam đã nhận thêm được một tin vui khi mà TVM Comics, một đơn vị có tiếng trong làng truyện tranh Việt đã công bố việc đưa Attack on Titan về Việt Nam. Dự kiến truyện sẽ được hoàn thành những khâu dịch thuật cuối cùng và xuất bản trong tháng 12 tới đây.
Attack on Titan sẽ được xuất bản tại Việt Nam tháng 12 tới
Như vậy, sau một khoảng thời gian khá dài chờ đợi, cộng đồng fan hâm mộ đông đảo của truyện tranh Attack on Titan đã có thể sở hữu phiên bản tiếng Việt của manga ăn khách thứ 2 Nhật Bản này. Đây sẽ là một dịp tốt cho những ai đã và đang muốn sở hữu trọn bộ của manga ăn khách nhất nửa đầu năm 2014 này.
Với số lượng fan hâm mộ tại Việt Nam đông đảo như hiện nay thì chắc chắn Attack on Titan phiên bản Việt với tên gọi Đại Chiến Titan sẽ lập được nhiều kỉ lục doanh thu khi chính thức xuất bản vào tháng 12. Hãy cùng nhau chờ đón thêm những thông tin mới nhất về bộ truyện tranh đình đám này trong thời gian sắp tới.
__
Yêu Nhật Bản - Manga Anime

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Hell’s Kitchen kể về những màn thi thố nấu ăn, trình diễn “ma thuật” và tranh đấu quyền lực của các đầu bếp nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Trong đó có một ứng cử viên rất đặc biệt, có triển vọng trở thành vua đầu bếp. Đó là kẻ đã bị quỷ sứ ép buộc theo học nghề từ địa ngục.
Hell’s Kitchen là một manga nổi tiếng, khác thác đề tài nấu ăn theo phong cách riêng. Truyện đang được đánh giá rất cao tại Nhật, vẫn thu hút một lượng fan đông đảo mà không hề bị áp đảo bởi bộ truyện “Vua Bếp Souma”. Hãy cùng Gamek tìm hiểu thêm về bí quyết làm nên sự thành công của bộ truyện này nhé!
hells kitchen cuoc chien am thuc voi quy Hell’s Kitchen – Cuộc chiến ẩm thực với quỷ

1.Thông tin:

Tên truyện: Hell’s Kitchen
Tác giả: Amashi Gumi, Nishimura Mitsuru
Thể loại: Siêu Nhiên, Phiêu Lưu, Shounen, Hài
Tình trạng: Đang tiến hành

2.Nội dung:

Satoru là một nam sinh bình thường, không có bất cứ đam mê nào trong cuộc sống. Cậu là người phung phí thức ăn, thích hưởng thụ và học lực bình thường. Tuy nhiên số phận của Satoru đã thay đổi hoàn toàn kể từ ngày cậu lọt vào mắt xanh của “Bá Tước Tham Ăn”. Đó là một con quỷ đến từ địa ngục, đam mê ẩm thực và khao khát các linh hồn đầu bếp.
Bá Tước là một kẻ tàn nhẫn, ăn uống vô độ đồng thời hắn cũng là bậc thầy ẩm thực lừng danh. Trước khi gặp Satoru, hắn chu du khắp nhân gian nhưng không tìm được linh hồn thích hợp cho thực đơn hoàn mỹ. Các linh hồn đầu bếp từng bị Bá Tước ăn đều “tầm thường”, nhàm chán và vô vị. Do đó Bá Tước quyết tâm đào tạo một đệ tử nấu ăn siêu đẳng rồi hắn sẽ có món ăn ngon miệng.
Dưới sự ép buộc của Bá Tước, Satoru trở thành con rối của hắn và học cách nấu ăn theo trường phái “kinh dị”. Cậu được đào tạo bài bản, biết trân trọng thức ăn hơn. Ngoài ra cậu có cơ hội nhập học tại một học viện nổi tiếng, chuyên đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp. Tại đây cậu gặp gỡ nhiều đầu bếp lừng danh ở Nhật, bước vào cuộc chiến nấu ăn khốc liệt, đầy mưu mô và hiểm ác.
3. Đánh Giá:
Chủ đề ẩm thực là một đề tài khá quen thuộc trong truyện tranh, được các họa sĩ tận dụng triệt để. Để cạnh tranh được với các siêu phẩm ẩm thực khác trong top, Hell’s Kitchen tự tạo ra một phong cách riêng biệt, kết hợp độc đáo giữa yếu tố siêu nhiên và hành động. Truyện mở màn bằng lời giới thiệu thú vị về một con quỷ đi làm thầy dạy nấu ăn, khơi gợi sự tò mò của người xem.
Càng đọc độc giả luôn tự hỏi nhân vật chính sẽ phải làm thế nào để thoát khỏi định mệnh trớ trêu, trở thành bữa tối của con quỷ nọ. Truyện còn có  kịch bản rất sáng tạo với các màn thi đấu kỳ lạ, biến những thứ đồ ăn thừa thành các món ăn tuyệt vời, khiến mọi vị giám khảo chảy nước miếng. Các công thức nấu ăn đơn giản, có vài món áp dụng được trong thực tế. Tuy nhiên điểm nhấn của câu chuyện chính là thông điệp giàu ý nghĩa khuyên con người biết trân trọng đồ ăn, không được lãng phí.
Ngoài ra nét vẽ của truyện khá ổn, đậm chất shounen và hợp gu thị trường. Các món ăn trong truyện đều được vẽ chi tiết, đủ kích thích thị giác của bạn đọc. Tuy phong cách vẽ chưa có gì nổi bật, vượt trội như Vua Bếp Souma nhưng Hell’s Kitchen vẫn là một manga nấu ăn đặc sắc dành cho những fan cuồng truyện ẩm thực.

__
Yêu Nhật Bản - Manga Anime